Shop nước hoa chính hãng SunNa
Shop nước hoa chính hãng SunNa

Cách vái cúng đưa ông táo về trời đơn giản ngày 23 tháng chạp

Cách cúng đưa ông táo về trời đơn giản, đúng phong tục nhất

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vái cúng đưa ông táo về trời đơn giản nhất. Với cách cúng này chị em nào cũng có thể cúng theo đúng lễ nghi

Ngày ông công ông táo là một trong những ngày quan trọng nhất trong một năm. Vào ngày này, người Việt có tập bày mâm cúng ông công ông táo. Dưới đây chúng tôi sẽ mách cho bạn cách cúng đưa ông táo về trời đúng, chuẩn nhất. Cách cúng này đã biệt phù hợp với những người không có nhiều thời gian

Cách cúng đưa ông táo về trời đúng phong tục nhất

Tết ông Công ông Táo – Ngày ông Công ông Táo về trời là ngày nào?

Tết ông Công ông Táo hay Ngày ông công ông táo về trời là ngày 23 tháng Chạp cuối năm, là những ngày giáp Tết. Ngày Tết này được xem là một trong những ngày cuối năm quan trọng nhất của mọi gia đình. Theo quan niệm dân gian, vào ngày này ông Táo của mỗi gia đình sẽ lên báo cáo Ngọc Hoàng. Ông Công ông Táo sẽ báo cáo về tình hình năm vừa trải qua của gia chủ, về mọi mặt trong cuộc sống. Ông Công ông Táo gồm có 3 vị thần gồm: 1 thần bếp núc, 1 thần đất và 1 thần nhà. Đây là 3 vị thần cai quản, quán xuyến mọi việc trong nhà.

Để chuẩn bị cho các vị thần (ông Công ông Táo) chầu trời, người Việt có tục lệ chuẩn bị mọi thứ. Chuẩn bị mâm cúng, bài cúng và các thủ tục lễ cúng khác nhau để rước ông Táo về trời. Mọi thứ đều cần phải được chuẩn bị chu đáo nhất có thể. Vì người Việt quan niệm rằng, việc chuẩn bị càng kỹ lưỡng đến đâu thì ông Táo sẽ báo cáo những điều tốt đẹp của gia đình đến Ngọc Hoàng. Từ đó mà gia chủ sẽ gặp được nhiều may mắn, nhiều thuận lợi.

Chính vì thế, vào ngày ông công ông táo, người Việt có tập tục chuẩn bị chu toàn lễ cúng. Lễ cúng gồm cả lễ ngọt và lễ mặn và được cúng vào ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng thường được người Việt cúng vào buổi sáng để ông Táo có thể kịp thời gian bay về Trời.

Tết ông công ông táo là ngày bao nhiêu âm lịch?

Sự tích ngày Tết ông Công ông Táo

Ngày ông công ông táo về trời từ thời xa xưa đã trở thành một trong những ngày được ông cha ta coi trọng. Ngày này xuất phát từ sự tích ông công ông táo được lưu truyền từ bao đời nay.

>>  Nguyên tắc cách đặt bàn thờ Phật và gia tiên như thế nào là đúng

Theo tương truyền rằng, ngày xưa có cặp vợ chồng là Thị Nhi và Trọng Cao. Hai vợ chồng nhất mực yêu thương nhau nhưng lại mãi mà không có lấy một đứa con. Chính bởi vậy vào một hôm cáu giận lại thêm chút men say, Trọng Cao gây chuyện với Thị Nhi. Hai vợ chồng gây chuyện rồi Trọng Cao đuổi vợ ra khỏi nhà. Thị Nhi sau khi bị đuổi ra khỏi nhà đã gặp được một anh chàng tốt bụng tên là Phạm Lang. Hai người quyết định ăn ở cùng nhau, nên duyên vợ chồng.

Nói về Trọng Cao, sau khi đuổi vợ ra khỏi nhà cảm thấy vô cùng ân hận vì hành động của mình. Chính vì thế cất công đi tìm Thị Nhi. Tuy nhiên sau một thời gian tìm kiếm không thấy Thị Nhi đâu, lương thực của anh cũng sắp hết. Anh xin đi ăn xin và tình cờ vào nhà Thị Nhi. Thị Nhi nhận được ra chồng bèn đem lòng thương cảm sự vất vả và hối lỗi của chồng. Nàng cho chồng ăn cơm, đúng lúc Phạm Lang trở về nhà. Để chồng không phát hiện ra chồng cũ, nàng đã giấu Trọng Cao trong đống rơm khô.

Phạm Lang ra ngoài đốt đống rơm khô để lấy tro bón ruộng. Thấy vậy Thị Nhi nhảy vào cứu Trọng Cao. Nhìn thấy người vợ của mình nhảy vào lửa, Phạm Lang cũng nhảy theo.

Cảm động trước tình cảm ân nghĩa của 3 người. Ngọc Hoàng quyết định cho 3 người đó làm thần cai quản mọi vấn đề trong gia đình.

Ý nghĩa của ngày ông công ông táo? Sự tích ông công ông táo?

Các hoạt động được diễn ra trong ngày ông công ông táo về trời

Ngày ông công ông táo được xem là ngày quan trọng ý nghĩa nhất trong một năm. Ngày này để tiễn ông công ông táo về trời, người Việt có nhiều hoạt động khác nhau. Ở những vùng miền khác nhau sẽ có những cách cúng đưa ông táo về trời khác nhau. Dưới đây là một số hoạt động chủ yếu trong ngày lễ ông ông ông táo.

Thả cá vàng đưa ông Táo ông Công về trời

Một trong những hoạt động chủ yếu nhất của ngày 13 tháng Chạp hàng năm là thả cá. Cá vàng sẽ được người Việt Nam thả xuống sông hồ gần nhà với ý nghĩa đưa ông táo về trời. Cá vàng là phương tiện để giúp ông Táo về trời nhanh hơn và thuận tiện hơn.

Theo quan niệm của người Việt, ông Táo không chỉ cần có cá giấy (vàng mã) mà cần cá thật. Cá chép vàng sẽ được thả vào chậu nước đặt dưới mâm cúng. Ngụ ý như “cá chép hóa rồng”, mang ông Táo về trời bẩm báo Ngọc Hoàng. Sau khi lễ xong, cá chép được thả ra sông hồ để phóng sinh.

Thả cá chép về trời – nét đẹp truyền thống vào ngày 23 tháng Chạp

Đốt mũ đội, cá giấy, vàng bạc cho ông táo về trời

Ngoài việc phóng sinh cá thật thì người Việt còn có tập tục đốt vàng mã. Trong ngày 23 tháng Chạp,  người Việt thường đốt những đồ cần thiết cho ông Táo. Người Việt đốt mũ, một chút vàng bạc, quần áo và cá chép hầu trời. Như vậy ông Táo mới có đủ trang phục và phương tiện để về hầu trời.

>>  Cúng rằm tháng 7 gia tiên: Nét đẹp truyền thống văn hóa Việt

Mũ của 2 Táo ông có hai cánh chuồn chuồn, mũ của Táo bà thì không có cánh chuồn. Mũ của 2 táo ông có kích thước lớn hơn và được trang trí cầu kỳ hơn mũ của Táo bà.

Lễ vàng mã luôn là lễ tế không thể thiếu trong ngày ông công ông táo

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mâm cơm cúng thắp hương ông công ông táo vô cùng cầu kỳ. Mâm cơm càng đầy đủ, được chăm chút bao nhiêu thì càng thể hiện thành ý của gia chủ. Đối với mỗi vùng miền khác nhau, mâm cúng ông Táo sẽ có sự khác nhau về món ăn. Phong tục không chỉ quyết định cách nấu mâm cơm cúng mà còn quyết định đến thời gian cúng. Dưới đây là một số món cúng cơ bản nhất ở Miền Bắc

Vàng mã, cá chép và mũ đội đầu

Đây là một trong những vật tế lễ không thể thiếu được đối với mâm cúng của bất kỳ vùng miền nào. Theo đó, vàng mã, cá chép và mũ đội đầu là tư trang không thể thiếu. Lễ cúng tế này sẽ được xếp ở bên cạnh mâm cúng đồ ăn.

Gà luộc

Gà luộc là một trong những món ăn không thể thiếu đối với mọi mâm cúng miền Bắc. Gà luộc thể hiện sự linh thiêng, thành tâm của gia chủ đối với tổ tiên, các vị thần. Chính vì thế gà thường được đặt ở giữa mâm cúng và được trang trí đẹp mặt. Có nhiều nơi để gà luộc cả con, có nơi lại chặt và xếp vào một đĩa trong đẹp mắt.

Chả giò

Chả giò cũng là món đặc trưng của miền Bắc mang ý nghĩa thể hiện sự ấm no. Đĩa chả giò khi bày lên mâm cúng luôn được cắt tỉa đẹp đẽ, sắp xếp chỉnh chu. Đĩa chả giò còn được trang trí cùng các loại rau thơm để tăng hương vị cho món ăn.

Chè đậu xanh

Chè đậu xanh là món ăn thường được cúng trong ngày ông Táo về trời. Khi đơm chè ra bát nhiều nhà còn cố tình làm vương chè trên mũ ông Táo. Việc làm này có ý niệm để cho ông Táo “ngọt giọng” khi báo cáo Ngọc Hoàng.

Mâm lễ cúng ông công ông táo cổ truyền của dân tộc

Cách bày mâm cúng ông Táo ông Công đúng chuẩn nhất?

Có nhiều cách bày mâm cúng ông Táo khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn cách cúng đưa ông táo về trời với mâm cúng đẹp mắt nhất. Tùy vào diện tích ban thờ mà bạn nên bố trí sao cho đẹp mắt nhất. Hoặc bạn có thể tham khảo cách bố trí của chúng tôi dưới đây

>>  Hướng dẫn cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên chuẩn

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả luôn phải được ở chính giữa ban thờ. Mâm ngũ quả thể hiện cho sự tinh túy nhất của trời đất. Hơn nữa, việc sắp xếp mâm ngũ quả cũng dễ dàng và không chiếm nhiều diện tích. Chính vì thế bạn nên đặt mâm ngũ quả ở chính giữa ban thờ. Trong mâm ngũ quả cần có các loại quả chủ yếu như: bưởi, chuối xanh, quất vàng, hồng, táo đỏ, thanh long, xoài… Hoặc bạn có thể lựa chọn loại quả theo mùa phù hợp.

Mâm cơm cúng

Mâm cơm cúng sẽ được sắp theo 2 cách khác nhau. Đối với những gia đình có bàn thờ rộng có thể đặt trên ban thờ. Các món ăn cần được để trong bát, đĩa nhỏ tượng trưng. Cách này không những giúp bạn có thể tiết kiệm được diện tích mà còn đặt được nhiều đồ. Cách thứ 2 bạn có thể đặt mâm cúng là đặt xuống bên dưới bàn thờ. Bạn có thể kê một chiếc ghế nhỏ hoặc bàn nhỏ để đặt mâm cơm cúng. Nếu như bàn thờ của bạn không lớn  thì nên sử dụng cách đặt để này.

Vàng mã, mũ giấy,…

Các loại vàng mã và mũ giấy thường được bọc sẵn trong túi nilong. Vì thế bạn có thể dễ dàng đặt để bên cạnh ban thờ. Bạn chú ý không để chính giữa hoặc ở vị trí quá lấp. Để nghiêng 1 góc 45 độ là đẹp nhất.

Địa chỉ làm mâm cúng ông táo về trời đẹp nhất

Địa chỉ làm đồ cúng uy tín, chất lượng nhất

Hiện nay, có nhiều khách hàng không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho một mâm cơm cúng. Hiểu được điều đó, chúng tôi cung cấp dịch vụ làm đồ cúng phục vụ mọi khách hàng. Để có cách cúng đưa ông táo về trời chuẩn nhất, đúng phong tục nhất bạn luôn cần có mâm cơm cúng.

Mâm cơm cúng ngày ông công ông táo của chúng tôi luôn đạt chuẩn về chất lượng và thẩm mỹ. Sẽ có những mâm cơm sẵn cho khách hàng lựa chọn theo mẫu. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận nấu những mâm cơm theo mong muốn của khách hàng. Bạn chỉ cần đưa ra các món ăn cần thiết, còn lại chúng tôi có thể hoàn thiện.

Mọi nguyên liệu nhập vào để làm cơm cúng luôn đảm bảo chất lượng tươi mới. Quy trình nấu nướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng phục vụ.

Trên đây là những cách cúng đưa ông táo về trời chuẩn nhất, đơn giản nhất. Mong rằng với cách cúng này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sắp xếp mâm cơm cúng nhà mình. Nếu có nhu cầu về dịch vụ đặt cơm cúng theo yêu cầu, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932.719.247